KỸ THUẬT ĐỌC NHANH HIỂU SÂU DỄ DÀNG VỚI SKIMMING VÀ SCANNING 

1. Sự khác biệt giữa Skim - Scan

Bạn có từng nghe nhắc đến kỹ thuật Skim – Scan trong quá trình học và hoang mang khi không biết gì về nó ? Hãy đọc bài viết này để biết sự khác nhau và cách áp dụng cho bài thi TOEIC Reading của bạn

TOEICSINHVIEN rất vui khi được đồng hành cùng bạn!

Skim – đọc lướt, Scan – đọc quét đều là hai kỹ năng đọc nhanh để tìm kiếm thông tin trong bài đọc tiết kiệm thời gian mà hiệu quả. Bạn sẽ thấy hai kỹ năng này tương tự nhau. Nhưng hãy chú ý những điểm dưới đây để hiểu rõ bạn cần áp dụng chiêu thức gì khi làm bài thi của mình.

Tưởng tượng bạn vào một cửa hàng. Bạn thấy rất nhiều quần áo và bạn lướt qua, định hình được trong đó có những chiếc váy mới, kiểu dáng này kiểu dáng kia. Chỉ là sơ lược thôi.
Tiếp theo bạn sẽ bắt đầu quét, tức là nhắm vào những dáng thời trang mà mình yêu thích để lựa chọn. Skim – Scan tương tự như thế.

Đây là định nghĩa tương đối:
 - Skim - đọc lướt. Đây là quá trình đọc để có cái nhìn tổng thể và hiểu sơ một chút ấn tượng về nội dung.
 - Scan – đọc quét. Đây là quá trình đọc tìm kiếm một từ, cụm từ cụ thể (Hay còn gọi là keywords). Với cách đọc này, bạn không cần đọc hết sẽ mà bỏ qua một số chi tiết không cần thiết. Kỹ năng này cần luyện tập nhiều để nhanh chóng lựa chọn được thông tin cần thiết, tiết kiệm thời gian cho bạn.

Tóm lại:
- Skim giúp tìm kiếm thông tin chung
- Scan tìm kiếm thông tin cụ thể.

2. Khi nào nên sử dụng Skim hay Scan

a. Sử dụng Skim khi nào?
Khi cần đọc nhanh, xem trước thì bạn nên nghĩ đến Skim. Thực hành đọc lướt dành cho bài đọc dài để tìm được ý chính của bài đó giúp bạn hiểu sơ lược nội dung để bắt đầu làm bài.
b. Sử dụng Scan khi nào?
Đọc lướt sẽ không đảm bảo bạn biết hết được thông tin nhưng Scan thì giúp được điều đó.
Khi cần tìm kiếm một thông tin cụ thể, bạn hãy dùng Scan.

  • Đọc từ trái sang phải từ trên xuống với tốc độ lướt vừa phải.
  • Bạn đọc vài câu đầu tiên và đưa mắt xuống những câu cuối cùng của đoạn (topic sentences & concluding sentences). Những đoạn này có thể là câu giữ chủ đề của cả đoạn đó. Theo cách quy nạp hay diễn dịch mà bạn thường biết. Trong khi lướt nếu có một điểm nào đó cần đọc hoàn toàn thì hãy dừng lại một chút rồi mới đưa mắt đi các khu vực khác. Ngoài ra bạn nên để ý các năm, các con số, danh từ riêng trong bài vì rất có thể trong câu hỏi sẽ hỏi về các thông tin đó.
  • Đọc title và câu mở đầu. Sau đó đọc câu đầu và câu cuối của từng đoạn để lướt nắm ý chính
  • Chú ý dựa vào các từ:
    Marking words (từ chỉ báo): because (bởi vì), includes (bao gồm), firstly (đầu tiên), secondly (thứ hai), finally (cuối cùng), but (nhưng), then (sau đó), ...
    Những từ này sẽ giúp bạn biết đoạn văn được trình bày theo dạng nào như: listing (liệt kê), comparison-contrast (so sánh-đối lập), time-order (theo thứ tự thời gian), và cause-effect (nguyên nhân-kết quả)...để note ý chính và ghi nhớ vị trí đoạn dễ dàng hơn.
  • Gạch chân và làm nổi bật từ - cụm từ quan trọng mà bạn thấy. Đó là lý do cần chuẩn bị bút đánh dấu, bút chì để tiện sử dụng cho bài đọc.

3. Cách luyện tập

a. Luyện tậm Skim

b. Luyện tập Scan

  • Đọc kỹ câu hỏi để biết được từ khóa xuất hiện và tìm kiếm trong đoạn văn.
  • Sử dụng 1 ngón tay để di chuyển theo các câu văn. Điều này giúp bạn tập trung hơn để biết được các từ khóa ở đâu cũng như ít bỏ sót thông tin ở những câu pharse – từ đồng nghĩa.
  • Ghi nhớ các từ khóa đã thấy ở câu hỏi trong khi Scan. Những thông tin keys quan trọng sẽ giúp bạn khoanh vùng và nhận ra được phần thông tin nào là của câu hỏi nào. Khi thấy từ khóa, dừng lại và đọc phần văn bản xung quanh.
  • Từ khóa – keyword. Bạn có thể lấy nó ở đâu? Trong câu hỏi và câu trả lời đề ra những từ rất quan trọng để bạn dùng nó cho bài đọc. Nhưng bạn cần chú ý đến phần từ đồng nghĩa. Điều này đòi hỏi bạn nâng cao vốn từ vựng hàng ngày để biết từ đồng nghĩa.
    Bên cạnh theo dõi từ khóa ở câu hỏi thì hãy chú ý đến những từ có thể là đáp án quan trọng. Đó là danh từ, ngày tháng, sự kiện, tên, số…Dù là từ, cụm từ đơn lẻ nhưng có khả năng cao ảnh hưởng đến ý của bài đọc.
  • Nếu thấy thông tin phù hợp với câu hỏi thì dừng lại kiểm tra kỹ hơn nhằm chọn đáp án đúng phù hợp.
  • Thực hành thường xuyên kỹ năng Scan giúp bạn định hướng được các hướng và thông ti chi tiết trong bài.

3. Lưu ý

Nếu câu hỏi yêu cầu suy luận, ví dụ: Bạn nghĩ thái độ của tác giả là gì? thì hãy
+) Chú ý đến những từ gợi ý
+) Cẩn thận với các câu diễn giải, từ đồng nghĩa
+) Và đừng đem kiến thức bạn biết vào bài đọc vì họ không kiểm tra kiến thức của bạn mà kiểm tra những gì bạn rút ra từ bài đọc. Đôi khi điều bạn biết, họ không nói trong bài đọc và có thể ý kiến trong đó trái ngược nên hãy cẩn thận.

THAM GIA CỘNG ĐỒNG TOEICSINHVIEN VÀ NHẬN  ĐỀ TOEIC MIỄN PHÍ MỖI NGÀY

THAM GIA NGAY